Các nguyên vật liệu khuấy đều để tạo được thành hỗn hơpj, hòa trọn với nhau rồi được đưa vào làm đông, loại bỏ bớt nước để tạo thành sản phẩm có độ kết dính, mịn màng, mát lạnh và đặc biệt thơm ngon.
Bắt đầu từ những năm 54, khi đế chế La Mã rộng lớn phủ bóng lên nền văn hóa và chính trị toàn thế giới, Hoàng Đế Nero đã cho mở những bữa tiệc hoành tráng và ông đã rất bất ngờ khi được thưởng thức món tráng miệng mới lạ do các đầu bếp thực hiện và nó có tên là Tuyết ngọt – một món tráng miệng mát lạnh và tuyệt vời. Để làm ra món ăn này, thì những đầu bếp đã tìm lên vùng núi Apennine để lấy tuyết và ướp nó nhiều lần với mật ong, bột mình và các loại hoa quả mà nhà vua ưa thích. Dần dần, món tuyết ngọt của hoàng đế Nero đã trở thành tiền thân cho món kem hiện đại bây giờ.
Khoảng hơn 5 thế kỷ sau, tại Trung Quốc, khi đó là dưới triều đại Nhà Đường, những trù sư hoàng cung đã biết tấu món tráng miệng thành một kiệt tác. Đó là hỗn hợp của các loại sữa như sữa trâu, bò và dê đã được ử lên men, trộn với bột mỳ và sau đó được làm lạnh bằng băng và muối. Với cách chế biến cầu kỳ này, thì món kem của người Trung Quốc chỉ được đem ra chiêu đãi khi có quốc yến, hay những buổi tiệc lớn của triều đình.
Đến năm 1295, nhà du hành vĩ đại là Marco Polo đã trở về châu Âu, và viết những dòng hồi ký của mình và đã cho xuất bản quyển sách với cái tên là Il Milione – có nghĩa là diện mạo thế giới. Và ở trong đó ông ấy đã miêu tả một loại tráng miệng mà theo ông gọi nó là:” sữa được làm khô trong một thứ bột nhão”. Theo chân những chuyến hành trình của Marco Polo, mà món tráng miệng cầu kỳ của người Trung Hoa đã được phổ biến trên toàn châu Âu, và trở thành kem như ngày nay.
Tại Việt Nam, kem được du nhập vào nước ta trong quá trình thuộc địa hóa của Đế quốc Pháp. Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, để chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ chiến tranh, đã mang theo những đầu bếp và những công thức nấu ăn và trong đó có món kem mà thời bấy giờ đã phổ biến trên toàn châu Âu. Ban đầu, kem chỉ phổ biến trong hàng ngũ quân đội, quan chức,.. nhưng dần dần, những người dân Việt Nam đã học được cách làm món kem, và biến nó trở thành món tráng miệng phổ biến và phù hợp với thị hiếu của người dùng.